Đơn vị thi công có ghi: Cảm biến: 1/2.8" Progressive Scan CMOS hoặc Cảm biến: 1/2.8" Progressive Scan CCD.  Để tìm hiểu về 2 loại cảm biến này đầu tiên bạn phải hiểu cảm biến là gì?

I. Cảm biến là gì?

  • Cảm biến hình ảnh xuất hiện trong các máy ảnh và camera quan sát như hiện nay. Là một bộ phận quan trọng nhất của một chiếc camera. Chi phí tạo nên nó bằng 1/3 chi phí một camera. Cảm biến hình ảnh này được sản xuất từ silic là chính, (tương tự như việc sản xuất chip xử lý trên máy tính), chế tạo thành các miếng wafer siêu mỏng được đục đẽo tinh vi theo công nghệ của từng hãng.
  • Nhờ cảm biến, ánh sáng đi qua ống kính sẽ được ghi lại và xử lý thành hình ảnh rồi xuất ra thẻ nhớ. Cảm biến rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến chất lượng hình ảnh ghi được trên camera.

II. Cảm biến CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor)

  • Đây là loại cảm biến được sử dụng phổ biến hơn cả. Thời gian trước đây cảm biến CMOS không được coi trọng như cảm biến CCD bởi khả năng kiểm soát nhiễu tốt, xử hình ảnh tốt. Tuy nhiên cảm biến này có quá trình sản xuất rất phức tạp so với CMOS rất đơn giản. Nên dần dần cảm biến máy ảnh CMOS đã dần thay thế cảm biến CCD được thị trường yêu chuộng

  • Cảm biến CMOS sử dụng bộ lọc màu RGB sau đó chuyển sang dữ liệu dạng số rồi đưa vào thẻ nhớ để lưu lại. Dựa trên công nghệ cơ bản của cảm biến máy ảnh CMOS này các hãng đã tùy biến ra những cảm biến máy ảnh riêng biệt.

Ưu điểm của CMOS so với CCD:

  • Độ nhạy sáng (ISO) cao, độ phân giải cao.
  • Tiêu thụ điện năng ít, điều này làm thời lượng pin sử dụng tăng lên
  • Ít nhiễu hơn so với CCD
  • Tốc độ xử lý hình ảnh chụp cực nhanh do có sử dụng bộ nhớ đệm.

III. Cảm biến CCD (Charge-Coupled Device).

  • Đối với loại cảm biến này khi nó hoạt động các diode (là Điốt bán dẫn một loại linh kiện bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngươc lại. một loại diode sẽ thu một màu riêng biệt. Ba màu trên 3 loại diode đó là Đỏ (RED) Xanh lá cây (Green) và xanh dương (Blue). 3 loại màu này pha trộn với nhau theo ánh sáng từ ống kính đưa vào tạo nên một bức ảnh mà người dùng có thể nhìn thấy được.) trên bề mặt cảm biến sẽ thu ánh sáng rồi chuyển thành điện tích sau đó chuyển vào camera theo các dữ liệu thông tin dạng số nhị phân

  • Khi chọn mua một camera người ta thường quan tâm đến số chấm camera (Số Mega Pixel tối đa camera hỗ trợ). Nhưng thực ra đó chỉ là một phần nhỏ trong camera. Những phần quan trọng khác mà người ta ít quan tâm tới đó là cảm biến CMOS được trang bị bên trong máy, nó quyết định lớn đến chất lượng ảnh, chức năng của máy, độ nét của ản độ nhạy sáng (ISO). Nên nó được coi là trái tim của một camera giám sát.

Sau khi đọc bài viết về cảm biến Cmos này chắc bạn đã có thêm một ít kiến thức và kinh nghiệm chọn mua camera rồi chứ.

Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt camera quan sát v lòng liên hệ công ty mình theo địa chỉ bên dưới nhé.

Xin cảm ơn !